MS-DOS
Năm 1979, Gates và Allen dời công ty tới Bellevue, Washington (Công ty chuyển tới trụ sở hiện nay ở Ređmon năm 1986). Năm 1980 IBM chon Microsoft viết hệ điều hành cho máy tính cá nhân của họ. Dưới áp lực về thới gian, Microsoft đã mua lại 86-DOS từ một công ty nhỏ tên là Seattle Computer Products với giá 50000 đola, rồi cải tiến nó thành MS-DOS (Microsoft Disk Operating System)
Là một phần trong hợp đồng với IBM, Microsoft được phép cấp phép sử dụng hệ điều hành này cho các công ty khác. Tới năm 1984, Microsoft đã cấp phép sử dung MS-DOS cho 200 nhà sản xuất máy tính cá nhân, biến MS-DOS trở thành hệ điều hành chuẩn cho máy PC và giúp Microsoft có bước phát triển vượt bậc trong thập kỉ 80. Năm 1983, Allen rời khỏi công ty nhưng vẫn có chân trong ban giám đốc tới năm 2000, và tiếp tục là cổ đông chính của Microsoft.
Phần mềm ứng dụng
Cùng với thành công của MS-DOS, Microsoft bắt đầu phát triển các phần mềm ứng dụng cho máy tính cá nhân. Năm 1982, họ cho ra đời Multiplan, một chương trình bảng tính, năm tiếp theo là chương trình xử lý văn bản, Microsoft Word. Năm 1984, Microsoft là một trong số ít các công ty phần mềm phát triển các ứng dụng cho máy Macintosh - máy tính các nhân do Apple Computer sản xuất. Những phần mềm này bao gồm Word, Excel và Work (Một bộ phần mềm tích hợp) đã đạt được thành công to lớn.
Windows
Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, một hệ điều hành sử dụng giao diện đồ hoạ người dùng với những tính năng mở rộng của MS-DOS trong nỗ lực cạnh tranh với Apple computer. Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương thích với IBM (dựa vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều được tạo ra cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như là một hệ thống xuyên cấu trúc cho bộ xử lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên các cấu trúc PowerPC và DEC Alpha.
Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý của Intel trở nên phổ biến hơn và ngược lại. Năm 1987, Windows 2.0 ra đời với cách làm việc được cải tiến và hình thức mới hơn. Năm 1990 là phiên bản Windows 3.0 mạnh hơn , rồi kế đó là Windows 3.1 và 3.11. Những phiên bản bày được cài sẵn trong hầu hết các máy tính cá nhân nên đã nhanh chóng trở thành đệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất. Trong năm này, Microsoft đã trở thành hãng sản xuất phần mềm má tính đầu tiên đạt kỉ lục 1 tỉ đola doanh thu hàng năm.
Khi sự thống trị của Microsoft trên thị trường hệ điều hành cho máy tính cá nhân ngày càng lớn, thì cũng là lúc công ty này bị buộc tội kinh doanh độc quyền. Năm 1990, Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) bắt đầu điều tra Microsoft với cáo buộc có hành vi độc quyền, nhưng họ không đi được đến một kết luân cụ thể nào và đành bỏ dở vụ việc. Tuy nhiên bộ tư pháp Mỹ vẫn âm thầm điều tra.
Năm 1993, Microsoft tung ra sản phẩm Windows NT, một hệ điều hành cho môi trường kinh doanh. Một năm sau đó, họ đạt được thoả thuận với bộ tư pháp trong việc thay đổi cách các hệ điều hành được đăng kí và bán cho các nhà sản xuất máy tính.
Năm 1995, Windows 95 đã được ra mắt với một giao diện hoàn toàn mới với nút và menu Start, cho người dùng truy nhập các chương trình đã cài đặt và nhiều chức năng khác của hệ điều hành. Hàng triệu bản copy của Windows 95 đã được bán hết chỉ trong bốn ngày đầu. Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã chọn Windows làm hệ điều hành được sử dụng ở đất nước này và thảo thuận với Microsoft chuẩn hoá phiên bản tiếng Trung của hệ điều hành này.
Những rắc rối luật pháp
Cuối năm 1997, bộ tư pháp buộc tội Microsoft vi phạm thoả thuận năm 1994 khi Microsoft buộc các nhà sản xuất máy tính phải kèm cả Internet Explorer (IE), một trình duyệt Internet của họ khi cài đặt Windows 95. Chính phủ buộc tội Microsoft đã lợi dụng một cách bất hợp pháp lợi thế đối với thị trường hệ điều hành máy tính để dành quyền kiểm soát thị trường trình duyệt Internet.
Microsoft phản bác lại rằng họ có quyền tăng cường các chức năng của Windows bằng cách kết hợp các tính năng cho Internet vào hệ điều hành. Tới cuối năm 1997, Sun Microsystem đâm đơn kiện Microsoft vi phạm hợp đồng sử dụng ngôn ngữ lập trình Java của Sun.
Tháng 11-1998, toà án liên bang cấp quận đã xử Microsoft vì tội chống lại lệnh của toà đưa ra trong vụ kiện của Sun một năm trước. Lệnh này buộc Microsoft phải sửa lại các phần mềm của họ để đáp ứng theo những tiêu chuẩn tương thích của Sun. Cả hai công ty đã giải quyết việc này vào năm 2001, với việc Microsoft đồng ý trả cho Sun 20 triệu USD cho việc giới hạn sử dung Java.
Microsoft cũng tạm thời giải quyết vụ chống độc quyền của Bộ tư pháp hồi đầu năm 1998 bằng cách đồng ý cho phép các công ty sản xuất máy tính sử dụng phiên bản Windows 95 không kèm theo trình duyệt Internet Explorer. Thế nhưng tới tháng 5-1998, Bộ tư pháp và 20 bang lại tiến hành khởi kiện Microsoft với tội danh cản trở cạnh tranh. Vụ kiện buộc Microsoft phải bán Windows không kèm theo IE mà thay vào đó là Navigator của Nescape Communication.
Tháng 11-1999, thẩm phán Thomas Penfield Jackson đã đưa ra những điều tra của ông về vụ này, trong đó ông tuyên bố rằng Microsoft đã có hành vi độc quyền trên thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân. Năm 2000, thẩm phán Jackson buộc Microsoft phải tách làm hai công ty, một chuyên về hệ điều hành, còn một chuyên về các loại hình kinh doanh khác như là các phần mềm văn phòng. Microsoft làm đơn kháng án.
Tháng 6-2001, phiên toà kháng án được tổ chức. Phiên toà đã bác bỏ phán quyết trước cho rằng Microsoft đã gắn kèm bất hợp pháp IE vào Windows, trả vụ việc cho một toà án cấp thấp hơn xử lại theo một chuẩn pháp lý khác. . Toà kháng án cũng trả vụ Microsoft bị buộc tội vi phạm luật chống độc quyền cho toà án cấp thấp hơn xem xét.
Phán quyết cuối cùng là yêu cầu Microsoft phải tiết lộ những thông tin về hệ điều hành Windows cho các đối thủ cạnh tranh để các phần mềm của họ có thể tương thích với Windows, đồng thời cho phép các công ty sản xuất máy tính ẩn đi các biểu tượng kích hoạt các phần mềm ứng dụng của Windows. Nhờ đó một công ty sản xuất máy tính có thể sử dụng một trình duyêt khác thay cho IE.
Uỷ ban Châu Âu cũng tiến hành điều tra và ra phán quyết phạt Microsoft vì tội lạm dụng độc quyền và buộc Microsoft phải phát hành hai phiên bản Windows tại thị trường Châu Âu, trong đó một bản không kèm Windows Media Player. Toà cũng đòi Microsoft phải chia sẻ mã nguồn của Windows cho các đối thủ cạnh tranh.
Những phát triển gần đây
Bất chấp những rắc rối trên pháp đình, Microsoft vẫn tiếp tục những bước đường kinh doanh thành công của mình. Tới giữa thập kỉ 90, Microsoft đã bắt đầu mở rộng sang các lĩnh vực giải trí, truyền hinh và truyền thông.. Năm 1995, Microsoft thành lập Microsoft Network chuyên cung cấp thông tin, tin tức, giải trí và thư điện tử cho người dùng máy tính cá nhân.
Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời MSNBC. Cũng trong năm này, Microsoft giơí thiệu sản phẩm Windows CE dành cho PDA. Năm 1997, Microsoft trả 425 triệu đola để mua WebTV Networks, nhà cung cấp các thiết bị kết nối TV vơi Internet giá rẻ. Microsoft cũng đầu tư 1 tỉ USD vào Comcast Corporation, nhà điều hành truyền hình cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nôi Internet tốc độ cao.
Tháng 6-1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các tính năng hỗ trợ Internet.
Năm 1999, Microsoft trả 5 tỉ USD cho công ty truyền thông AT&T Corp để sử dụng hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng với truyền hình cáp, điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Cũng năm 1999 công ty phát hành Windows 2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT. Tháng một năm 2000, Bill Gates chuyển giao vai trò điều hành cho Steve Ballmer. Bản thân Bill Gates vẫn giữ ghế chủ tịch, đồng thời là kiến truc sư trưởng chuyên phát triển các sản phẩm và công nghệ mới.
Năm 2001 Microsoft phát hành Windows XP, hệ diều hành cho người tiêu dùng đầu tiên không dựa trên MS-DOS. Cũng trong năm này Microsoft giới thiệu Xbox, thiết bị Video game của công ty. Trong chiến lược công ty cũng có sự chuyển hướng khi tuyên bố một chiến lược mới mang tên .Net (Dot Net). Chiến lược này tìm kiếm khả năng cho phép các thiêt bị đa dạng như PC, PDA, điện thoại di động kết nối với nhau qua Internet, đồng thời tự động hoá các chức năng của máy tính.
Trong thế kỉ 21, Microsoft sẽ phát triển các chương trình kinh doanh bao gồm các phiên bản mới của Microsoft Network, kết nối không dây cho Internet. Năm 2003, công ty bắt đầu chú trọng vào "máy tính đáng tin cậy" đòi hỏi các lập trìh viên phải cải thiện khả nămg bảo vệ của phần mềm trước sự tấn công của virus và các phần mềm gián điệp.
Tóm lại, trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những cuộc tranh cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang băt đầu.
Nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét